Bạn bè nhận xét Dương Quân (nhà thơ)

Thuở ông còn sống Hồ Mậu Đường người bạn thân viết tặng ông hai câu:

Nhất phiến đan tâm tam xích bútHuy văn tiên điểm nịnh nhân đầu.

Có nghĩa:

Một tấm lòng trung với ba tấc bút,Câu văn sáng đầu tiên viết ra là đánh vào kẻ nịnh thần.

Thi sĩ Phan Khắc Khoan bậc đàn anh khi nghe tin ông mất đã khóc ông bài thơ "Thành thực và thân mến viếng hương hồn Dương Quân" có đoạn:

"Ngòi bút ai sắc nétPhanh phui bộ mặt đờiBây giờ đây vĩnh biệtChú lưu mãi thơ cười."Phan Khắc KhoanKhóc Dương QuânKhả lân, khả lân, chân khả lân!Như hà hữu thị biệt Dương Quân?Tòng kim ẩm tửu thùy tri kỷ?Thi tứ, thi ca, khiếm nhất nhân!3/7/1985Hoàng Trung ThôngDịch nghĩa:Thương quá là thương thế hỡi ơi!Dương Quân sao nỡ bỏ ta rồi?Từ nay cuộc rượu ai tri kỷ?Lựa tứ, tìm thơ, vắng một người!Ngô Linh Ngọc

Nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông:

"Những bài thơ tập Kiều, lẩy Kiều của Dương Quân đề cập nhiều mặt của cuộc sống. Chúng ta quý trọng ngòi bút đó như con ong hút mật, như con tằm nhả tơ. Và cũng có thể nói đó là mật thật, tơ thật. Nhưng giá như anh để thời gian nhiều nghiền ngẫm thêm, trau chuốt lời chữ thêm thì hiệu quả của những bài thơ sẽ còn có chất nổ mạnh hơn. Trong những bài thơ tập Kiều, lẩy Kiều của anh, sự trùng lập hơi nhiều. Dương Quân là cây bút trào phúng sắc sảo, mặc dù anh nặng về châm biếm hơn là gây cười."[5]

Nhà thơ, nhà dịch thuật Ngô Linh Ngọc viết:

"Hơn năm trăm bài thơ trào phúng của Dương Quân có gần đầy đủ trong những cuốn sổ của anh ghi lại, chỉ một mực yêu đời. Để cười cho thật "trúng" và thật "đúng". Dương Quân đã rất cố gắng và "dũng cảm". Dương Quân, cây bút trào phúng đầy chất trữ tình, 59 tuổi đã chết đi. Với đòi hỏi của nghề thơ trào phúng, tuổi ấy vẫn còn là chết trẻ! Tiếc biết bao!"[6]

"Nhớ Dương Quân"[7] của Nhà văn Hoàng Tiến:

"Người làm thơ trào phúng là đặt mình vào một địa bàn hoạt động đầy những chông gai. Phải có dũng khí lớn. Nhất là một thời người ta đưa ra luận điểm "Xã hội Chủ nghĩa không có bi kịch"(!)[8]. Rất tiếc Dương Quân đã đi sớm. Nếu không, ở giai đoạn đổi mới này, ngòi bút của anh chắc sẽ có nhiều hữu ích."

Cũng vẫn Hoàng Tiến trong bài "Nhớ Dương Quân" kể lại:"Dương Quân từng dịch Thanh Hiên thi tập có bài thơ "Đối tửu" của Nguyễn Du đến nhà tặng bậc thầy Đặng Thai Mai trong một dịp sinh nhật thẩy, thơ có câu:

"Sinh tiền bất tận tôn trung tửuTử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi"

Dương Quân dịch:

"Sống không cạn chén dốc bìnhChết rồi ai tưới mộ mình rượu đây."

Giáo sư họ Đặng khen trả nhuận bút 1000 Đồng một câu. (Một nghìn đồng mấy mươi năm trước to lắm).

Hoàng Tiến trong một bài khác:"Cái dũng của người viết trào phúng".[9] Những bài thơ hay nhất của Dương Quân hình như lại ở ngoài con số năm trăm bài đã in. Ở đây tác giả không phải ngó trước, ngó sau gò cương kìm hãm tứ thơ, che chắn cho thật kín võ trước khi ra chiêu. Ở đây tác giả tung chân vung tay ra những đòn hữu chiêu và vô chiêu một cách thoải mái tự tin. Xin trích một bài của Dương Quân để minh chứng: - Mừng thọ ông Hoàng Văn Hoan nhân dịp 70 tuổi.(Xem mục: Một vài bài thơ)

Nhà thơ Thái Giang nhận xét:

"Anh viết cần cù, đều dặn và khá "hóm", khá sắc sảo. Mới hôm qua "cái ô", hôm nay đã "cổng hậu" và ngày mai là "trù dập", "điên đảo - đảo điên ". Anh đi nhiều, hiểu nhiều. Giữa phố phường,phồn hoa, hay nơi thâm sơn cùng cốc ở đâu Dương Quân đến với cái xe đạp cọc cạch, bộ quần áo vải bộ đội, cái bánh mì khô trong túi dết- anh đều phát hiện ra "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Và lúc nào đó, giữa chén rượu nhạt, đêm dài trong căn nhà trống- thơ anh bật ra: không khoan nhượng! Anh là nhà thơ trào phúng thuộc về nhân dân, về người thợ. Dễ hiểu thôi, vì Dương Quân từ trong đám người lao khổ ấy bước ra và đứng thẳng, ngẩng đầu với vần thơ độc đáo "cười cợt mà chảy nước mắt của mình.[10]

Có hai người làm việc cùng ông gắn bó lâu năm nhất là nhà văn, nhà báo, Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận Trần Đức Chính và nhà báo cự phách Nguyễn An Định biết khá nhiều chuyện về ông.

Trong bài: Ông "một trong sáu"[11] mà theo Trần Đức Chính thì Dương Quân là nhà thơ đả kích thành công khá sớm trong lĩnh vực châm biếm nội bộ.

Còn Nguyễn An Định trong hai bài "Nhớ Dương Quân"[12] cũng như "Thương nhớ một thời gian khó"[13] ngậm ngùi: Dương Quân là nhà thơ trào phúng tài hoa và cũng là nhà báo nghèo nhất. Tuy vậy, những giai thoại về anh tôi tin lớp trẻ sẽ còn "nức nở" nhiều...

Bài:"Một thể loại, một đội ngũ"[14] của nhà văn Ân Nhu viết về đội ngũ thơ trào phúng mà một trong những đại diện tiêu biểu đó là Dương Quân cây bút trào phúng mạnh mẽ và mang nhiều khởi sắc.